Jetstar Pacific – Hạng phổ thông: Hà Nội (HAN) đi Đà Lạt (DLI)

Như trong bài trải nghiệm trước, mình đã kể cho các bạn nghe hành trình đi từ Cao nguyên Langbiang đến với thủ đô. Trong bài này, mình xin chia sẻ với các bạn những điều mình đã cảm nhận được ở chiều ngược lại.

*Xem lại bài viết trước tại đây: http://yeumaybay.com/2015/10/jetstar-pacific-hang-pho-thong-da-lat-dli-di-ha-noi-han/

*** Video ở cuối bài viết.

Jetstar Pacific khai thác chặng bay Hà Nội – Đà Lạt khởi hành vào lúc 7h15. Với giờ bay như vậy buộc lòng mình phải ra sân bay từ rất sớm, vì lý do sợ trễ giờ làm thủ tục nên mình không dám la cà chụp hình nhiều.

Kể từ khi nhà ga T2 chính thức đi vào hoạt động, nhà ga T1 dùng cho nội địa được chia làm 2 khu vục: sảnh A dành cho Vietnam Airlines, sảnh E dành cho Vietjet Air và Jetstar Pacific. Sự bố trí sảnh làm thủ tục này tương đối hợp lý, tránh được tình trạng ùn tắc khách và giờ cao điểm, và phù hợp với hình thức kinh doanh của các hãng ở mỗi sảnh. Sau khi hoàn tất các thủ tục và qua cửa soi chiếu an ninh, mình tiến thẳng đến phòng chờ Thương gia. Tiện đây mình xin chia sẻ với các bạn một vài thông tin: Có rất nhiều cách để được vào phòng chờ hạng Thương gia như mua vé hạng Cao cấp từ các hãng, tham gia các chương trình khách hàng V.I.P của một số thương hiệu dịch vụ, hoặc, đăng ký trên các ứng dụng của các hãng sản xuất điện thoại như mình.

Vé mời vào phòng chờ hạng Thương gia của NASCO - Ảnh: Tuấn Đỗ
Vé mời vào phòng chờ hạng Thương gia của NASCO – Ảnh: Tuấn Đỗ
Phòng chờ hạng Thương gia - Ảnh: Tuấn Đỗ
Phòng chờ hạng Thương gia – Ảnh: Tuấn Đỗ
Đồ ăn phụ vụ khách trong phòng chờ hạng Thương gia - Ảnh: Tuấn Đỗ
Đồ ăn phụ vụ khách trong phòng chờ hạng Thương gia – Ảnh: Tuấn Đỗ
Đồ ăn phụ vụ khách trong phòng chờ hạng Thương gia - Ảnh: Tuấn Đỗ
Đồ ăn phụ vụ khách trong phòng chờ hạng Thương gia – Ảnh: Tuấn Đỗ
Đồ ăn phụ vụ khách trong phòng chờ hạng Thương gia - Ảnh: Tuấn Đỗ
Đồ ăn phụ vụ khách trong phòng chờ hạng Thương gia – Ảnh: Tuấn Đỗ

Phòng chờ thương gia ở sảnh E được bố trí khá ấm cúng với đầy đủ tiện nghi cho khách hạng sang. Ở phòng chờ có thể phóng tầm nhìn ra ngoài bãi đỗ và đường băng, điều mà hành khách ở ngoài phòng chờ thường khó thể thấy được do các quầy lưu niệm đã chiếm hết không gian.

đội tàu bay Vietjet khai thác tại T1 nhìn từ phòng chờ hạng Thương gia - Ảnh: Tuấn Đỗ
đội tàu bay Vietjet khai thác tại T1 nhìn từ phòng chờ hạng Thương gia – Ảnh: Tuấn Đỗ
Một chiếc Vietnam Airlines Airbus A350-900XWB nhìn từ phòng chờ Thương gia - Ảnh: Tuấn Đỗ
Một chiếc Vietnam Airlines Airbus A350-900XWB nhìn từ phòng chờ Thương gia – Ảnh: Tuấn Đỗ

Tại sân bay Nội Bài, các chuyến nội địa của Jetstar Pacific khai thác đều cho khách lên tàu bằng xe Bus, trong chuyến bay lượt về, mình lại tiếp tục đồng hành cùng tàu bay Airbus A320-200 “ba số” VN-A555. Tàu bay được thiết kế với 180 ghế đồng hạng và mình ngồi ghế 22F, một vị trí khá ổn để ngắm cánh của tàu bay.

Tàu bay chuẩn bị khai thác tại bãi - Ảnh: Tuấn Đỗ
Tàu bay chuẩn bị khai thác tại bãi – Ảnh: Tuấn Đỗ
Tàu bay đỗ ở nhà ga T2 - Ảnh: Tuấn Đỗ
Tàu bay đỗ ở nhà ga T2 – Ảnh: Tuấn Đỗ
Một chiếc "ba số" VN-A666 của Vietjet - Ảnh: Tuấn Đỗ
Một chiếc “ba số” VN-A666 của Vietjet – Ảnh: Tuấn Đỗ
Đuôi của "ba số" - Ảnh: Tuấn Đỗ
Đuôi của “ba số” – Ảnh: Tuấn Đỗ

Sau khi cất cánh ở Hà Nội, mình bắt đầu chọn lựa suất ăn. Một điểm trừ cho Jetstar Pacific, trong menu kỳ này chỉ có 4 món ăn nóng thì hết 2 món cơm, 1 món xôi, 1 món mì; chưa được đa dạng và phong phú như Vietjet Air. Mình đành ăn Cơm thịt heo sốt dầu hào cùng Sting, đồ ăn tương đối ổn, hy vọng các kỳ menu tiếp theo Jetstar Pacific sẽ thêm món ăn và đa dạng hóa menu hơn nữa.

Cất cánh tại Nội Bài lúc bình minh - Ảnh: Tuấn Đỗ
Cất cánh tại Nội Bài lúc bình minh – Ảnh: Tuấn Đỗ
Vị trí ngồi ngắm cánh tàu bay - Ảnh: Tuấn Đỗ
Vị trí ngồi ngắm cánh tàu bay – Ảnh: Tuấn Đỗ
Cơm thịt heo sốt dầu hào kèm Sting - Ảnh: Tuấn Đỗ
Cơm thịt heo sốt dầu hào kèm Sting – Ảnh: Tuấn Đỗ

Thời tiết hôm đó trong xanh, ít mây, mình có thể nhìn ngắm được kha khá cảnh đẹp của đất nước thân yêu.

 - Ảnh: Tuấn Đỗ
– Ảnh: Tuấn Đỗ
Hạ cánh tại sân bay Liên Khương, bên ngoài là tàu bay Minions của Vietjet - Ảnh: Tuấn Đỗ
Hạ cánh tại sân bay Liên Khương, bên ngoài là tàu bay Minions của Vietjet – Ảnh: Tuấn Đỗ

Sau 1 giờ 25 phút bay, tàu bay “ba số” hạ cánh nhẹ nhàng xuống sân bay Liên Khương, kết thúc một hành trình trải nghiệm đầy thú vị.

Video về chuyến bay:

Nhận xét bài viết

bình luận

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *