Nữ hoàng của bầu trời – những năm tháng cuối cùng
|Vào thứ 6, ngày 21 tháng 4, 12 giờ 25 phút giờ địa phương, chuyến bay Connie số hiệu 9793 cất cánh cho chuyến bay từ sân bay Seattle-Tacoma tới sân bay Oscoda-Wurtsmith ở bang Michigan. Chuyến bay này được thực hiện bằng chiếc máy bay mang số hiệu N793CK của hãng Kalitta Air. Đây là chuyến bay cuối cùng của chiếc Boeing 747-200 cuối cùng ở Mỹ (không tính những chiếc 747-200 của các hãng charter và của Không quân Mỹ).
Sân bay Oscoda-Wurtsmith là sân bay mà nhiều chiếc 747 chọn làm điểm đến cuối cùng. Đa số các chiếc 747 này là những chiếc 747 Classics của hãng Kalitta Air được cho nghỉ hưu.
Boeing 747-200F cuối cùng ở Mỹ đang cất cánh cho chuyến bay cuối cùng tới Oscoda.
Vào đầu năm nay, United Airlines đã quyết định sẽ cho nghỉ hưu sớm đội tàu Boeing 747 của hãng. Theo chủ tịch của hãng, chuyến bay cuối cùng sẽ diễn ra trong quý 4 năm 2017. Bên cạnh đó, Delta Air Lines cũng đưa ra thông báo rằng 2017 sẽ là năm cuối cùng hãng sử dụng dòng Boeing 747-400.
Delta Air Lines Boeing 747-400 trong 1 chuyến bay đến Seattle, thay thế cho chiếc 767.
Dòng máy bay 747 của Boeing bắt đầu vào những năm cuối 1960s, nhờ vào hơn 50,000 nhân viên của Boeing, những người được gọi với cái tên “the Incredibles”, đã làm nên lịch sử cho ngành hàng không bằng việc thiết kế và chế tạo chiếc máy bay dân sự lớn nhất thế giới vào lúc bấy giờ.
Face to face với EVA 747. Ảnh: Hoàng Hà.
Ảnh: Hoàng Hà.
Boeing 747, với biệt danh “Jumbo Jet” là chiếc máy bay dễ được nhận biết nhất trên thế giới, và là dòng máy bay thân rộng duy nhất đến thời điểm hiện nay có hơn 1500 chiếc được sản xuất, với chiếc 747 thứ 1500 được giao cho hãng Lufthansa.
Lufthansa 747-400 cất cánh bay về Frankurt.
Ban đầu, Boeing tham gia vào quá trình nghiên cứu dự án máy bay vận tải chiến lược cho Không quân Mỹ. Tuy nhiên vào năm 1965, Không quân Mỹ đã quyết định chọn mẫu thiết kế của Lockheed và động cơ của General Electric để cho ra đời dòng máy bay quân sự lớn nhất thế giời, C-5 Galaxy. Sau thất bại đó, Boeing quyết định nghiên cứu chế tạo dòng máy bay chở khách lớn nhất, đúng vào thời điểm mà số lượng người chọn di chuyển bằng máy bay tăng mạnh. Thời điểm mà máy bay phản lực chở khách, đặt biệt là dòng Boeing 707 và DC-8 đã cách mạng hoá những đường bay tầm xa.
Nippon Cargo Airlines 744F ở Narita.
Chủ tịch của hãng Pan American World Airways (Pan Am), Juan Trippe, đốc thúc Boeing xây dựng mẫu máy bay có khả năng chở được nhiều hơn gấp đôi số ghế của dòng Boeing 707. Lúc bấy giờ, việc tắc nghẽn ở sân bay trở thành một vấn đề nghiêm trọng do không có loại máy bay lớn, và Juan Trippe tin rằng dòng máy bay mới của Boeing sẽ giúp giải quyết vấn đề đó.
Boeing 747-400 trong màu áo Skyteam của hãng China Airlines. Ảnh: Travip.
Ảnh: Hoàng Hà
Để có thể chế tạo được những chiếc 747, Boeing phải xây dựng nhà máy chế tạo mới ở Everett, Washington, chuyên chế tạo các dòng máy bay thân rộng. Cho tới hiện nay, đây là toà nhà lớn nhất thế giới, tính theo thể tích.
Tuy nhiên, chiếc Boeing 747 đầu tiên ra đời trong lúc nhà máy đang trong quá trình xây dựng, dựa theo câu chuyện kể của 1 người “Incredible”, họ đã phải chế tạo chiếc 747 trong mưa và tuyết vì toà nhà chưa được xây xong, và có lúc trời mưa liên tục 2 tháng liền, chỗ chiếc 747 chỉ toàn bùn và nước mưa nhưng họ vẫn phải làm để hoàn thành kịp tiến độ.
Họ đã phải gấp rút hoàn thiện và tiến hành các chuyến bay thử nghiệm cho kịp thời hạn vì Boeing đã quyết định đánh canh bạc lớn nhất trong lịch sử công ty cho dòng 747, và nếu Boeing không thể bán được dòng 747 thì họ sẽ bị phá sản.
Vào ngày 9 tháng 2, 1969, chiếc Boeing 747 đầu tiên, với số serial 001, tên gọi “City of Everett” cất cánh lần đầu tiên. Chiếc Boeing 747-100 đó hiện đang được trưng bày ở Museum of Flight, Washington. Thiết kế cuối cùng của dòng 747 chia thành 3 loại, chở khách, chở hàng và dòng combi vừa chở khách và chở hàng. Sau này, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã thiết kế lại 2 chiếc 747-100 để có thể chuyên chở tàu không gian.
City of Everett đang được trưng bày ở Museum of Flight.
Bên trong chiếc 747 đầu tiên.
Buồng lái của chiếc 747-100.
Sau 747-100, Boeing ra mắt 747-200 vào năm 1971 và có khả năng chở 440 người với tầm bay gần 10,400km. Boeing 747-300 là biến thể với tầng trên của máy bay được kéo dài hơn dòng -200. Boeing 747SP là phiên bản được thiết kế dựa trên phiên bản 747-100, với phần thân được rút ngắn lại cho những đường bay cực dài. Boeing 747SP được Pan Am sử dụng trên chặng bay liên tục dài nhất thế giới lúc bấy giờ, từ New York đi Tehrain.
China Airlines 747-400 với 1 màu sơn đặc biệt.
Boeing 747-400 xuất xưởng vào năm 1988, với cánh máy bay được kéo dài thêm và wingtips được gắn trên đầu cánh, giúp giảm lượng tiêu hao nhiên liệu gần 4% so với các dòng trước. Dòng 747-400 là bản nâng cấp của dòng -300, và cho đến hiện nay là dòng 747 bán được nhiều nhất với gần 700 chiếc được sản xuất.
Boeing 747-400 của hãng Air India.
Transaero 747-400.
“Mãnh hổ” của Rossiya Airlines
Boeing ra mắt dự án Boeing 747-8 vào năm 2005, với biến thể 747-8I chuyên chở khách và 747-8F chuyên chở hàng. 20 tháng 3, 2011, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên được thực hiện và chiếc đầu tiên được giao cho Lufthansa vào tháng 5, 2012. Boeing 747-8 đã qua mặt dòng Airbus A340-600, trở thành dòng máy bay dân sự dài nhất thế giới.
Boeing 747-8F của hãng Cargolux.
Động cơ của Boeing 747-8 có răng cưa giống như của dòng 787 Dreamliner, giúp tiết kiệm nhiên liệu.
Ngoài những bản dân sự, dòng 747 còn có những phiên bản đặc biệt khác. Vào năm 1985, cố Tổng Thống Ronald Reagan đã đặt hàng 2 chiếc Boeing 747-200B để thay thế cho 2 chiếc VC-137 (Boeing 707) sử dụng cho việc chuyên chở nguyên thủ quốc gia. 2 chiếc VC-25 được giao vào năm 1990 và hiện vẫn đang được sử dụng. Vào đầu năm 2015, Không quân Mỹ thông báo rằng họ sẽ chọn dòng Boeing 747-8 để thay thế cho 2 chiếc VC-25.
Air Force One trong 1 chuyến bay tới Boeing Fields.
Boeing 747LCF (Large Cargo Freighter) Dreamlifter là biến thể của dòng 747-400 được thiết kế để chuyên chở những bộ phận cho dòng 787 Dreamliner từ các nhà máy khác nhau tới nhà máy Everett để lắp ráp. Những chiếc 747LCF này được chỉnh sửa từ những chiếc 747-400 ở 1 nhà máy ở Đài Loan, với chuyến bay đầu tiên vào năm 2006. Hiện tại có 4 chiếc Dreamlifter được Boeing sử dụng.
Dreamlifter đang cất cánh từ Everett đi Nagoya.
Ngoài các hãng hàng không, 747 còn là lựa chọn của các hãng chuyên bay charter, được các cá nhân chọn làm máy bay riêng. Evergreen đã chọn dòng 747 để làm máy bay chữa cháy, với 1 chiếc 747-100 và 1 chiếc 747-200 đã được hãng cho nghỉ hưu. Hiện tại hãng đang có 1 chiếc 747-400 Supertanker chuyên nhận các hợp đồng chữa cháy rừng, với lần gần nhất là vào tháng 1 năm 2016 khi chiếc 747 này được đem tới Santiago, Chile để giúp chính quyền nước sở tại trước cuộc cháy rừng lớn nhất trong lịch sử Chile.
Boeing 747 Supertanker trong 1 lần ghé thăm Seattle.
Boeing 747-400 của Kingdom Holdings. 1 chiếc 747 tư nhân của Hoàng tử Ả Rập Saudi Al Waleed.
1 chiếc 747-400 được ban nhạc Iron Maiden thuê để thực hiện chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới.
Boeing 747-8F được Boeing sơn logo cổ vũ cho đội bóng bầu dục Seattle Seahawks.
Tàu Boeing 747 của Thai Airways.
Boeing 747 trong màu sơn cũ của Malaysia Airlines bên cạnh một chiếc Boeing 737 khác. Ảnh: Travip.
Hết năm nay, các hãng hàng không ở nước Mỹ sẽ không còn sử dụng dòng máy bay 4 động cơ 747 để chở khách, và cũng sẽ không lâu nữa các hãng còn lại trên thế giới cũng sẽ làm điều tương tự. Với các thế hệ máy bay thân rộng mới sử dụng 2 động cơ đang được sản xuất bởi Boeing và Airbus với khả năng tiết kiệm nhiên liệu nhiều hơn dòng 747, cơ hội để được ngắm nhìn những chiếc 747 trên bầu trời đang ngày càng ngắn lại.
Một số hình ảnh khác của Boeing 747:
Qantas 747 với màu sơn đặc biệt. Ảnh: Đỗ Gia Huy
Boeing 747 của hãng Cathay Pacific Cargo. Ảnh: Đỗ Trần Huy
Ảnh: Hoàng Hà.
Ảnh: Hoàng Hà.
Ảnh: Hoàng Hà.