Những “xe tải” trên bầu trời (phần 1)

Phiên bản chuyển đổi từ máy bay khách sang máy bay chở hàng hoá Boeing 747-400(BCF) của National Airlines. Ảnh: Đỗ Gia Huy

Trong thế giới hàng không, luôn có một lực lượng không thể thiếu nhưng lại ít được nhắc đến đó chính là lực lượng máy bay chở hàng (hay còn gọi là Cargo aircraft, Air freighter,…).

Chiếc Antonov An-124 hạ cánh tại Paine Field, Washington, Mỹ – Ảnh: Huy Do

Máy bay chở hàng được thiết kế riêng hoặc được thay đổi kết cấu lại từ máy bay chở khách để chuyên chở hàng hóa bằng các container chuyên dụng. Những máy bay như vậy thường không mang theo các tiện nghi cho hành khách mà sẽ chỉ mang một khoang rất rộng, với một hoặc nhiều cửa có kích cỡ lớn nhằm phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa. Các máy bay chở hàng thường được vận hành bởi các hãng hàng không chở khách hoặc các hãng chuyên chở hàng, một số tổ chức cá nhân hay lực lượng quân sự của các quốc gia.

Boeing 747-8F của Cargolux hạ cánh dưới nắng sớm tại SGN – Ảnh: Long Ethan

Tuy vậy, trong thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường không, các máy bay chở hàng chỉ chiếm thị phần khá nhỏ. Phần lớn lượng Air-freight được vận chuyển bằng các ULD (Unit Load Device) bên trong khoang chở hàng nằm dưới ‘bụng’ các máy bay chở khách.

Ảnh mặt cắt của Airbus A300 với khoang chở hàng bên dưới cùng hai ULD Container – Ảnh: Wikipedia

Ngoại trừ một số loại hàng hóa có kích thước quá lớn sẽ cần một số loại máy bay vận tải đặc biệt, đa phần các loại hàng hóa khi được vận chuyển theo đường hàng không sẽ được đóng vào một container chuyên dụng được gọi là ULD. Các container này vừa có thể được sử dụng riêng cho các máy bay chở hàng vừa có thể được sử dụng trên một số loại máy bay chở khách nhất định (đặt ở khoang dưới ghế ngồi). ULD có hai loại chính là dạng container và dạng pallet. Từ đây các ULD được chia thành nhiều phân loại nhỏ theo kích thước, mỗi một kiểu ULD có kích thước và hình dáng riêng.

Sau đây, các chàng trai Yêu Máy Bay xin mời cả nhà thưởng thức bộ ảnh máy bay chở hàng được các thành viên chụp từ các sân bay trên thế giới. Trong phần đầu này, bộ ảnh sẽ bao gồm các hãng Cargo Airlines, các hãng chỉ chuyên chở hàng và không chở hành khách.

FedEx Airbus A310-300F tại SGN. Ảnh: Đỗ Gia Huy
Air Hongkong A300-600F tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Đỗ Gia Huy
Máy bay Boeing 747-8F của Cargolux – Ảnh: Đậu Tiến Đạt
Aerologic đến Việt Nam với tàu Boeing 777F – Ảnh: Đậu Tiến Đạt
“Hàng lạ” Silkway Italia hạ cánh tại Nội Bài – Ảnh: Dũng Nguyễn
Polar Air Cargo với màu sơn DHL hạ cánh tại Nội Bài. DHL Express sở hữu 49% cổ phần của Polar Air Cargo – Ảnh: Dũng Nguyễn
Air Bridge Cargo B747-8F với màu sơn kỉ niệm 25 năm thành lập – Ảnh: Dũng Nguyễn

Aerologic Boeing 777F cất cánh khỏi SGN – Ảnh: Long Ethan

FedEx là một trong những hãng chở hàng bay đến Tân Sơn Nhất khá nhiều – Ảnh: Phạm Tuấn
Máy bay CASA CN-235 của Prescott Air Support, Mỹ – Ảnh: Long Ethan

Thông thường các máy bay dân dụng khi hết ‘vòng đời’ chở khách của mình, hoặc trở nên tương đối lâu năm, sẽ được các hãng chở hàng mua hoặc thuê lại. Sau đó những máy bay được đưa đến các công ty dịch vụ để thay đổi cấu hình thành những cargo plane mới. Nhờ lựa chọn mới này, nhiều máy bay tuy đã khá lớn tuổi nhưng vẫn có khả năng trở lại bầu trời. Một số dòng máy bay như Boeing 727, 737 classic, 757 hay Airbus A300, A310 và MD-11, DC-10 thường có tuổi đời từ 20 đến 30 năm, thậm chí là hơn 40 năm vẫn có khả năng “hồi sinh”

K-Mile Asia bay cargo cho DHL bằng B737-400 đã gần 20 năm tuổi. Ảnh: Dũng Nguyễn
Một ‘chiến binh lớn tuổi’, Boeing 727 của Raya Airways – Ảnh: Dũng Nguyễn
Global Africa Cargo MD-11F tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Đỗ Gia Huy
Raya Airways Boeing 727-200F tại SGN. Ảnh: Đỗ Gia Huy
Chiếc Airbus A300-600F gần 30 tuổi cất cánh tại SGN. Ảnh: Đỗ Gia Huy

Ấn tượng hơn là các máy bay chở hàng từ thời Liên Xô như An-12 An-32.

Chiến binh Antonov AN-12 của một hãng chở hàng Ukraine. Chiếc UR-11316 này xuất xưởng từ năm 1969 – Ảnh: Phạm Tuấn
Một chiếc An-32 mang “quốc tịch” Nam Phi hạ cánh tại SGN – Ảnh: Long Ethan

Vệt khói đen dài từ động cơ, hình ảnh đặc trưng của các máy bay thế hệ cũ – Ảnh: Long Ethan

Kéo khói – Ảnh: Nguyễn Hoàng

Hẹn gặp lại cả nhà trong Phần 2: Máy bay chở hàng thuộc các hãng không dân dụng.

Nhận xét bài viết

bình luận